• Hình ảnh hội thao

  • Hình 6

  • Hình 5

  • Hình 4

  • Hình 3

  • Hình 2

  • Hình 1
    

Tra cứu văn bản



1 2

Bản đồ hành chính

Thông tin cần biết

Đang cập nhật...

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập

Chi tiết tin

Xây dựng hệ thống chính trị sau 15 năm tái lập huyện Đông Giang
Người đăng: SuperUser Account .Ngày đăng: 10/09/2018 .Lượt xem: 619 lượt.
Ngày 20/6/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2003/NĐ-CP về việc chia tách huyện Hiên thành hai huyện Đông Giang và Tây Giang, huyện Đông Giang chính thức được tái lập và đi vào hoạt động.

Ngày 16/7/2003, Tỉnh ủy Quảng Nam ra Quyết định thành lập Đảng bộ huyện Đông Giang trực thuộc Đảng bộ tỉnh Quảng Nam đồng thời chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, các phó bí thư lâm thời; Ban Chấp hành gồm 29 đồng chí, Ban Thường vụ Huyện ủy 09 đồng chí. Theo đó, đồng chí Nguyễn Bằng, Tỉnh ủy viên được chỉ định làm Bí thư Huyện ủy; các đồng chí Nguyễn Đức Tiến và Đinh Thái Long làm Phó bí thư Huyện ủy.

Ngay sau khi chia tách, Đảng bộ huyện Đông Giang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hệ thống chính trị mới được bổ sung, kiện toàn, còn nhiều bất cập;  nhất là cấp huyện có sự xáo trộn lớn, vừa phải lo củng cố, vừa phải tập trung lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, chăm lo đời sống nhân dân; đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện đa số mới tuyển dụng nên kinh nghiệm thực tiễn còn ít, phần lớn chưa đạt chuẩn; trang thiết bị làm việc thiếu; trật tự an ninh còn tiềm ẩn những yếu tố bất ổn. Tuy nhiên, cũng từ những khó khăn đó mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đông Giang càng đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách. Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong nhân dân là một trong những yếu tố quyết định tạo nên sức mạnh của cả hệ thống chính trị. 15 năm qua, với sự nổ lực, quyết tâm cao Đảng bộ huyện Đông Giang lãnh đạo khá toàn diện và hoàn thành các mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV, XVI, XVII đề ra.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

Là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ việc học tập chưa đảm bảo, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên chưa kịp kiện toàn, thiếu về số lượng, chất lượng truyền đạt chưa sinh động, công nghệ thông tin còn lạc hậu việc tuyên truyền, quán triệt, học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân hiệu quả còn thấpĐể nhanh chóng khắc phục khó khăn, hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra, Ban thường vụ Huyện ủy xác định phải tập trung làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong giai đoạn đầu khi mới chia tách, nhằm động viên cán bộ, đảng viên vượt lên khó khăn yên tâm công tác. Đoàn kết thống nhất nội bộ, bắt đầu trang mới xây dựng quê hương Đông Giang giàu mạnh.

Qua 15 năm thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tổ chức học tập, quán triệt  hơn 35 lớp, cho 6.120 lượt cán bộ, đảng viên; các cấp ủy xã, thị trấn tổ chức 485 lớp cho gần 150.675 lượt cán bộ, đảng viên và nhân dân học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng;  công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên đã được chú trọng, từ năm 2003 đến nay, đã mở 25 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho 2.572 quần chúng ưu tú thuộc đối tượng kết nạp Đảng; 20 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới kết nạp Đảng;... Chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng đã có nhiều đổi mới và chuyển biến rất rõ rệt, thay đổi cả về “lượng” và “chất”; phương pháp, cách thức truyền đạt tiếp tục được nâng lên và đa dạng hóa loại hình tổ chức lớp học, đã ứng dụng công nghệ thông tin trình chiếu giáo án điện tử vào việc giảng dạy, tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn, sinh động làm cho người nghe dễ tiếp cận, theo dõi.

Công tác biên soạn lịch sử Đảng, giáo dục truyền thống lịch sử được các cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân trong huyện hưởng ứng mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả toàn diện và được Tỉnh ủy đánh giá cao. Chỉ đạo và thực hiện hoàn thành biên soạn Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Giang giai đoạn 1945 – 2005; Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Đông Giang giai đoạn 1945 – 2015; Lịch sử Đảng bộ của 11 xã, thị trấn; Kỷ yếu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đông Giang qua các thời kỳ; Đảng ủy Công an huyện đã, đang triển khai biên soạn cuốn kỷ yếu của lực lượng Công an huyện qua các thời kỳ…

Có thể nói rằng, qua 15 năm xây dựng, phát triển, công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng bộ huyện có nhiều chuyển biến tích cực và đổi mới; nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã được nâng lên một bước phát triển mới, tạo sự thống nhất tư tưởng hành động trong toàn Đảng bộ. Việc triển khai các cuộc vận động, các phong trào trong học tập và làm theo Bác theo tinh thần Chỉ thị 06-CT/TW khóa X, Chỉ thị 03-CT/TW khóa XI và nay là Chỉ thị 05-CT/TW khóa XII của Bộ Chính trị đạt nhiều kết quả, tạo sức lan tỏa trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, khơi dậy phong trào thi đua sâu rộng trong xã hội, đặc biệt coi trọng nhiệm vụ xây dựng đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên.

Công tác tổ chức cán bộ và cán bộ được xác định là nhiệm vụ then chốt trong công tác xây dựng Đảng

Cùng với sự ổn định về tư tưởng, ban thường vụ, cấp ủy xác định phải nhanh chóng ổn định tổ chức cán bộ, tiến hành rà soát củng cố, bổ sung các chức danh lãnh đạo chủ chốt ở 02 cấp (huyện và xã)… điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quy chế làm việc của ban chấp hành, phân công các ủy viên ban thường vụ, cấp ủy viên phụ trách từng lĩnh vực, địa bàn. Hệ thống các tổ chức Đảng và đảng viên tiếp tục được cũng cố, kiện toàn và phát triển, bảo đảm cho sự hoạt động lãnh đạo của Đảng ở các cấp. Trong những ngày đầu tái lập, toàn đảng bộ huyện có 16 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Huyện ủy, 77 chi bộ thôn thuộc các Đảng bộ xã, thị trấn, 860 đảng viên thì đến nay toàn đảng bộ huyện có 48 TCCSĐ trực thuộc Huyện ủy (tăng 3 lần), 95/95 thôn có chi bộ độc lập thuộc các đảng bộ xã, thị trấn (tăng 1,2 lần), 2.134 đảng viên (tăng gần 2,5 lần). Xây dựng 76 chi bộ thôn và 08 chi bộ quân sự xã có chi ủy; xóa 02 thôn trắng đảng viên và 18 chi bộ thôn sinh hoạt ghép.

Công tác rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý huyện, xã theo từng nhiệm kỳ và hằng năm được thực hiện nghiêm túc đảm bảo nguyên tắc, dân chủ, đúng quy trình. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được tập trung đẩy mạnh. Trong số 156 đồng chí cấp ủy xã, thị trấn có 100 đồng chí có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học, tăng 64,1%, 02 đồng chí có trình độ sau đại học (thạc sĩ), tăng 1,28% và số còn lại có trình độ trung cấp, tăng 22,18% so với năm 2003; về trình độ lý luận chính trị trung cấp 142 đồng chí, tăng 36,59%, cao cấp 14 đồng chí tăng 7,86 % so với năm 2003. Cấp ủy huyện 42 đồng chí, cơ cấu dân tộc thiểu số (Cơtu) bảo đảm theo quy định, tỷ lệ nữ 07 đồng chí, tăng 2,8% so với năm 2003; về chất lượng trình độ các mặt 100% cấp ủy huyện có trình độ lý luận chính trị cao cấp, 39 đồng chí có trình độ chuyên môn đại học, 03 đồng chí có trình độ sau đại học. Song song với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy các cấp, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý các phòng, ban chuyên môn của huyện tiếp tục được coi trọng. Theo đó, trong 57 đồng chí giữ chức vụ trưởng, phó phòng và tương đương thì có 56 đồng chí có trình độ chuyên môn đại học, 01 đồng chí sau đại học.

Ngoài việc chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cấp ủy các cấp và cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy đã cử đi đào tạo 97 đ/c học cao cấp lý luận chính trị, 634 đ/c học trung cấp lý luận chính trị, 03 đồng chí học chuyên môn văn bằng 2 chuyên ngành xây dựng Đảng (Tổ chức, Kiểm tra, Dân vận) trong diện quy hoạch dự nguồn cấp ủy, ban thường vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý ở cấp huyện và cơ sở.

Có thể nói, đội ngũ cấp ủy ở hai cấp (huyện, xã) và các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp huyện đều được nâng lên cả về số lượng và chất lượng (chuyên môn, chính trị, năng lực thực tiễn), đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị hiện tại và tương lai.

Việc giới thiệu ứng cử, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được tập thể lãnh đạo ban thường vụ thảo luận, phân tích một cách sâu sắc, khách quan, dân chủ. Ngoài việc bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể theo quy định, Ban Thường vụ Huyện ủy đã áp dụng cho các ứng viên dự kiến đề bạt bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý phải xây dựng chương trình hành động, trình bày trước Hội đồng sát hạch và hướng tới tranh cử, có cạnh tranh nhằm tạo bước đột phá mạnh mẽ trong công tác cán bộ.

Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh được các cấp ủy đảng từ huyện đến cơ sở đặc biệt quan tâm chú trọng. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên được nâng lên về mọi mặt; hầu hết các tổ chức đảng đã phát huy được vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở; việc tổ chức sinh hoạt đảng dần đi vào nền nếp, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng toàn diện trên các mặt đời sống xã hội.

Công tác kiểm tra, giám sát là khâu quan trọng và thường xuyên trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của  cấp ủy các cấp

Xác định công tác kiểm tra, giám sát là một trong những các khâu hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng. Theo đó, cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp ủy đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, quy chế, quy định, hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, UBKT Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát; xây dựng, ban hành quy chế làm việc của Cấp ủy, UBKT cấp ủy, theo nhiệm kỳ. Hằng năm, trên cơ sở chương trình, công tác kiểm tra, giám sát của Huyện ủy, các chi, đảng bộ trực thuộc chủ động xây dựng chương trình công tác kiểm tra, giám sát của cấp mình và chỉ đạo tổ chức triển khai đầy đủ các nội dung: Kiểm tra đối với đảng viên; kiểm tra đối với các chi bộ trực thuộc; kiểm tra đối với đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra tài chính đảng; giải quyết tố cáo đối với đảng viên.

Nhìn lại 15 năm qua cho thấy, cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp đã có chuyển biến tích cực trong việc đẩy mạnh và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất. Ban Thường vụ Huyện ủy tiến hành kiểm tra 55 tổ chức đảng cấp dưới và 27 đảng viên; giám sát 59 tổ chức đảng và 43 đảng viên về triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quy định… của Đảng các cấp. Cùng với việc tham mưu giúp cấp ủy và thực hiện nhiệm vụ cấp ủy giao, UBKT Huyện ủy tiến hành kiểm tra 15 tổ chức đảng cấp dưới và 40 đảng viên có dấu hiệu vi phạm,  kiểm tra 47 tổ chức đảng về quản lý, sử dụng nguồn ngân sách hoạt động công tác đảng và việc thu, nộp, quản lý và sử dụng đảng phí. Giám sát 27 tổ chức đảng và 31 đảng viên về thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng các cấp. Qua giám sát đã kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, khuyết điểm của tổ chức đảng và đảng viên trong việc chấp hành các chỉ thị, nghị quyết của Đảng các cấp. Việc xứ lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm được thực hiện nghiêm theo quy định. Ban Thường vụ Huyện ủy, UBKT Huyện ủy và cấp ủy cơ sở xử lý kỷ luật 02 tổ chức đảng và 150 đảng viên vi phạm, bằng các hình thức: Khiển trách 02 tổ chức đảng và 94 đảng viên, cảnh cáo 42 đảng viên, cách chức 05 đồng chí, khai trừ ra khỏi hàng ngũ của Đảng 09 đảng viên. Trong quá trình xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, Huyện ủy, UBKT Huyện ủy và cấp ủy cơ sở thực hiện đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục trong thi hành kỷ luật, áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp với tính chất, mức độ và nguyên nhân vi phạm, nên trong thời gian qua không có đơn thư khiếu nại về kỷ luật Đảng.

Nhìn cung cấp ủy và UBKT cấp ủy các cấp trong huyện đã thực hiện đảm bảo đúng quy trình, nguyên tắc, thủ tục, thẩm quyền, xác định rõ nội dung, đối tượng, phương pháp tiến hành trong công tác kiểm tra, giám sát. Kết quả kiểm tra cho thấy, các chi, đảng bộ, cán bộ, đảng viên đã chấp hành nghiêm Điều lệ Đảng, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế của ngành và quy định những điều đảng viên không được làm. Qua đó, nâng cao được nhận thức về vị trí, vai trò công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, ý thức tự giác của cán bộ, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp, thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ chính trị đề ra. 

Công tác Dân vận tiếp tục được các cấp ủy huyện và cơ sở quan tâm, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn

Hệ thống dân vận từ huyện đến cơ sở được củng cố, kiện toàn, hoạt động có nhiều tiến bộ. Công tác Dân vận của hệ thống chính trị đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện khá rõ nét, góp phần đưa vị thế huyện Đông Giang từng bước ngang tầm với một số huyện khá trong tỉnh. Đặc biệt sau khi có Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới. Theo đó, Huyện ủy, Ban thường vụ huyện ủy đã kịp thời tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết và ban hành nhiều chủ trương, giải pháp nhằm tăng cường công tác dân vận như: Kế hoạch số 64-KH/HU, ngày 30/8/2010 về thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của BCH Trung ương Đảng khóa XI; Nghị quyết số 23-NQ/HU ngày 07/4/2017 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác dân vận của hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn huyện Đông Giang. Ban hành và triển khai thực hiện quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân; Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị các cấp trong huyện để xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong công tác dân vận; các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội trong huyện đã tích cực triển khai, thực hiện. Qua đó, đã nâng cao ý thức trách nhiệm và tạo chuyển biến tích cực trong thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận của hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, công chức, đoàn viên, hội viên và Nhân dân; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; định kỳ tổ chức đối thoại trực tiếp với Nhân dân; góp phần cũng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền.

Công tác dân vận trong hệ thống chính quyền các cấp cũng có bước tiến bộ, ban hành quy chế phối hợp hoạt động giữa chính quyền và Ban dân vận; hằng tháng Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong huyện có lịch tiếp công dân để nghe và giải quyết các yêu cầu, khiếu nại của công dân; huyện đã thành lập trung tâm cơ chế một cửa, từng bước xây dựng một cửa liên thông hiện đại nhằm giải quyết nhanh, gọn các thủ tục hành chính tránh gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân và Nhân dân đến liên hệ công việc. Từ ngày tái lập đến nay trung tâm một cửa huyện tiếp nhận, giải quyết 4.223/4.223, trong đó có 184 hồ sơ giải quyết sớm. Qua điều tra, khảo sát mức độ sự hài lòng của các tổ chức, cá nhân có 59,16% rất hài lòng, 40,83% hài lòng. 11/11 xã, thị trấn có văn phòng cơ chế một cửa, đã tiếp nhận và giải quyết 33.630 hồ sơ trong các lĩnh vực Tư pháp-hộ tịch, LĐ-TB&XH, đất đai.

Nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể từng bước đổi mới theo hướng sát cơ sở, sát dân, sát việc, trong hoạt động từng bước đi vào chiều sâu và luôn coi trọng chất lượng và hiệu quả công việc. MTTQ, các đoàn thể đã chủ động phối hợp với các ngành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện như đào tạo nghề, giải quyết việc làm, công tác phổ cập giáo dục, chăm sóc sức khỏe, phòng chống tệ nạn xã hội… ngoài ra còn triển khai nhiều hoạt động trọng tâm, trọng điểm, nhất là phong trào xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, cuộc vận động Quỹ vì người nghèo, thực hiện chính sách an sinh xã hội… đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong 15 năm qua. Có thể  minh chứng rằng, nếu như năm 2003, hệ thống cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm, nông nghiệp chủ yếu là sản xuất cây lúa rẫy và hiệu quả đạt thấp, hàng hóa dịch vụ chậm phát triển. Các giá trị sản xuất nông –lâm nghiệp mới chỉ đạt 36,42 tỷ đồng, công nghiệp-xây dựng đạt 3,37 tỷ đồng, thương mại dịch vụ đạt 9,99 tỷ đồngthu nhập bình quân đầu người đạt 2,17 triệu đồng thì năm 2017 các giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp lên đến 207,48 tỷ đồng tăng 5,6 lần, CN-XD đạt 1.097,10 tỷ đồng tăng 19,25 lần, thương mại-dịch vụ đạt trên 273 tỷ đồng tăng 27,32 lần, thu nhập bình quân đầu người đạt 19,12 triệu đồng tăng hơn 8,8 lần. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm trên 5%, đến nay còn 36,94% (theo chuẩn nghèo đa chiều).

Như vậy, có thể khẳng định rằng công tác Dân vận của cả hệ thống chính trị huyện Đông Giang, trong suốt chặng đường 15 năm từ ngày tái lập đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà, cần được trân trọng ghi nhận và chính đây là những bài học quý giá giúp cho thế hệ những người làm công tác vận động quần chúng hôm nay phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ, Nhân dân tin tưởng giao cho.

Tóm lại, 15 năm qua với biết bao khó khăn, thách thức nhưng bằng sự đoàn kết, năng động của cả Đảng bộ huyện, sự động viên cỗ vũ,  hỗ trợ giúp đỡ tận tình, hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN và các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện Đông Giang đã giành được những thành tựu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng bộ huyện đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đổi mới mạnh mẽ phương thức, góp phần tạo đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên, nhân dân. Công tác tổ chức xây dựng Đảng đạt nhiều kết quả quan trọng; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng không ngừng nâng cao; chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở từng bước củng cố, kiện toàn theo tiêu chuẩn chức danh, vị trí công tác, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới. Công tác kiểm tra, giám sát của huyện đã triển khai thực hiện khá toàn diện các nhiệm vụ công tác do Điều lệ Đảng quy định và các nhiệm vụ cấp ủy giao, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện đề ra. Công tác dân vận cũng được chú trọng, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, góp phần củng cố mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

Đây là cơ sở, là tiền đề cho những thành tích tiếp theo giúp huyện Đông Giang tiến nhanh, tiến mạnh và bền vững, xứng đáng truyền thống của một huyện anh hùng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bài viết của đồng chí Lê Duy Thắng- Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hội nghị trực tuyến học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết Trung ương 7, Khóa XII
Các tin cũ hơn:
Đông Giang thông qua kế hoạch cải thiện năng suất, chất lượng rừng trồng trên địa bàn huyện
Hiệu quả từ việc thực hiện mô hình thâm canh cải tiến lúa (SRI) tại huyện Đông Giang

BẢN QUYỀN ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ATING
Địa chỉ: Xã ATing - Huyện Đông Giang - Quảng Nam
Điện thoại : 02353.798.304
Email:atingdonggiang@quangnam.gov.vn
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)