• Hình ảnh hội thao

  • Hình 6

  • Hình 5

  • Hình 4

  • Hình 3

  • Hình 2

  • Hình 1
    

Tra cứu văn bản



1 2

Bản đồ hành chính

Thông tin cần biết

Đang cập nhật...

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập

Chi tiết tin

Hiệu quả từ việc thực hiện mô hình thâm canh cải tiến lúa (SRI) tại huyện Đông Giang
Người đăng: SuperUser Account .Ngày đăng: 10/09/2018 .Lượt xem: 625 lượt.
Việc tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cho nhân dân sản xuất, đầu tư thâm canh trên địa bàn huyện Đông Giang luôn được quan tâm và triển khai thường xuyên, ngành nông nghiệp của huyện đã kết hợp với nhiều cơ quan chuyên môn cấp tỉnh triển khai nhiều mô hình sản suất lúa nước nhằm tăng năng suất và sản lượng lương thực cho người dân.

Qua đó đã tạo được sự chuyển biến cho người nông dân trong sản xuất lúa nước, từng bước thay đổi phương pháp canh tác truyền thống, kém hiệu quả của người dân trên địa bàn huyện.

Vụ hè thu năm 2017, huyện Đông Giang đã thực hiện mô hình thâm canh cải tiến (SRI) ứng dụng tiến bộ kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI với quy mô là 95,6 ha tại 06 xã, thị trấn là: Xã Jơ Ngây, A rooi, Zà Hung, Sông Kôn, Tà Lu và Thị trấn Prao, với 1040 hộ dân tham gia. Tại các điểm mô hình hầu hết các hộ dân đã thực hiện đúng quy trình SRI.

Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban chỉ đạo Dự án tỉnh, sự nhiệt tình của cán bộ kỹ thuật từ huyện đến xã, sự tham gia tích cực của nhân dân trong vùng dự án. Mô hình luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo huyện; công tác phối hợp giữa huyện và cơ sở luôn được duy trì trong công tác tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất. Thường xuyên phối hợp với nhà tài trợ (FIDR) trong việc triển khai thực hiện các hoạt động của dự án.


Hình: Người nông dân thu hoạch lúa.

Nông dân tại các xã tham gia Dự án tiếp tục duy trì, nhân rộng mô hình theo phương pháp sản xuất lúa cải tiến SRI, thay đổi được tập quán sản xuất truyền thống của người dân, diện tích, năng suất được tăng lên so với các năm trước. Người dân nhận thức được việc áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào trong sản xuất, nông dân tại các xã Dự án áp dụng tương đối tốt 5 nguyên tắc cơ bản của SRI như: Cấy mạ non, cấy thưa, phòng trừ cỏ dại kịp thời, quản lý nước hợp lý, bổ sung phân hữu cơ.

Áp dụng theo kỹ thuật SRI cây lúa đẻ nhánh khỏe, trỗ tập trung, chống hạn khá, chống đổ tốt, sâu bệnh ít, tiết kiệm nước, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Cụ thể trong năm 2017 năng suất bình quân toàn huyện tăng gần 2,2 tấn/ha so với năng suất lúa truyền thống (năng suất trung bình của mô hình SRI đạt 5,7 tấn/ha; năng suất lúa truyền thống đạt 3,55 tấn/ha).

Từ kết quả hoạt động của mô hình đã góp phần nâng cao trình độ thâm canh của người nông dân, đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, giảm chi phí, hạn chế lượng phân bón dư thừa trong đất, gìn giữ nguồn tài nguyên nước và cải thiện môi trường một cách bền vững.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hội nghị trực tuyến học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết Trung ương 7, Khóa XII
Xây dựng hệ thống chính trị sau 15 năm tái lập huyện Đông Giang
Đông Giang thông qua kế hoạch cải thiện năng suất, chất lượng rừng trồng trên địa bàn huyện

BẢN QUYỀN ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ATING
Địa chỉ: Xã ATing - Huyện Đông Giang - Quảng Nam
Điện thoại : 02353.798.304
Email:atingdonggiang@quangnam.gov.vn
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)